Đặc điểm của vật tư thi công

Ngày nay, các công trình xây dựng được hình thành ngày càng nhiều. Đi kèm với nó là hệ thống vật tư cơ điện. Thi công vật tư cơ điện đang là ngành nghề phát triển tiềm năng. Nhưng cũng có những đòi hỏi sự tỷ mỉ chi tiết trong từng công đoạn. Bài viết này Vật tư Hải Dương đưa đến cho quý khách hàng những đặc điểm cơ bản của thi công vật tư cơ điện hiện nay.

Hiện tượng tụt ren.

Đây là lỗi khá phổ biến mà khách hàng hay gặp phải. Các bước kiểm tra lỗi này:

B1: Lấy ty ren lắp vào đai ốc. Nếu khi lắp vào đai ốc ren không bị tụt thì ty ty ren không bị lỗi.

B2: Lấy ty ren lắp vào tắc kê đạn. Nếu bị tụt ren khi lắp vào tắc kê đạn mà không bị ở trường hợp lắp vào đai ốc. Thì chúng tỏ tắc kê đạn bị lỗi. Mà hiện nay hàng tắc kê đạn hay bị lỗi do xuất hiện nhiều hàng giả loại 2, loại 3 kém chất lượng.

B3: Lấy ty ren lắp vào cả đai ốc và tắc kê đạn đều bị tụt ren. Thì có thể ty ren đã bị lỗi hoặc cả đai ốc và tắc kê. Trường hợp bị lỗi cả 2 là do mua hàng kém chất lượng k đạt tiêu chuẩn sản xuất.

B4: Nếu thử ty ren và đai ốc đều không bị tụt ren. Thì chỉ cần có một khả năng là bạn thi công không đúng cách.

Xem thêm: Thanh ty ren và những thông tin liên quan.

Lỗi khi thi công ren với nối ren lục giác:

Đây là lỗi sai hay gặp phải với nguyên nhân chủ yếu là:

Nối ren bị lỗi: Hiện nay hàng nối ren chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Và chất lượng thì không được đảm bảo. Có nhiều trường hợp ren chuẩn nhưng cũng có hàng lỗi trờn ren. Hiện tượng này xảy ra chủ yế do đầu mối nhập hàng không am hiểu về kỹ thuật hàng hóa. Và chỉ chạy lợi nhuận số lượng. Để tránh trường hợp mua phải hàng giả kém chất lượng tốn kém thời gian, chi phí bạn cần tìm cơ sở cung cấp thiết bị vật tư uy tín chất lượng.

Để kiểm tra xem nối ren có bị lỗi hay không thì bạn cũng dùng đai ốc để kiểm tra. Nếu lắp đai ốc vào nối ren mà không bị tụt ren mà lắm vào nối ren bị tụ ren thì nối ren đã bị lỗi.

Bên cạnh đó còn có nguyên nhân nữa là: ty ren bị hiện tượng đuôi chuột. HIện tượng này khá ít xảy ra. Đây là hiện tượng ở đầu cây ty ren có chiều dài khoảng 10mm – 20mm nhỏ hơn phần còn lại của ty ren. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do trong quá trình sản xuất máy cán bị kẹt lúc phôi mới ăn. Và công nhân chỉnh lại máy làm cho đầu cây ty ren bị ăn lại lần 2. Dẫn đến đường kính đỉnh ren của phần đầu nhỏ hơn phần còn lại. Để xử lý nhanh gọn nhất thì có thể cắt bỏ phần đầu có chiều dài khoảng 20mm rồi tiếp tục thi công như phần còn lại.

Tụt ren do thi công sai cách: điều này rất ít khi xảy ra. Vì hầu hết thi xông vật tư cơ điện đều là những công ty, đơn vị đã có kinh nghiệm thi công. Ren bị tụt do 2 đầu của hai cây ty ren nối lại với nhau không tiếp xúc tại điểm giữa của nối ren. Có một cây vào nhiều ren hơn cây còn lại dẫn đến cây ren không được vặn đủ số vòng ren bị tụt ra.

Cách tính tải trọng treo của ty ren.

Đây là cách tính tải trọng treo của các loại ty ren để bạn có thể tham khảo.

Hệ kết cấu là lắp ghép của nhiều bộ phận liên quan đến nhau như: tắc kê đạn, đai ốc, giá đỡ,… và kết cấu không chỉ chịu tải trọng tình mà còn chịu tải trọng động nữa. Hiện tượng rung lắc khi động đát, do xe cộ đi đường, của sức gió,… Nên khi tính toán để chọn ty ren treo hệ thống thì nên để hệ số an toàn ở mức cao.

Vd: hệ số an toàn bằng 1.5- 2 là khá hợp lý.

Cách thí nghiệm bu long theo tiêu chuẩn:

Hiện nay có rất nhiều khái niệm đã được quy định trong tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế. Ngay tại các phòng thí nghiệm tại VN cũng rất dễ gây khó hiểu. Dẫn đến có một số khả năng các thí nghiệm bị làm sai ảnh hưởng đến nhà thầu và cả nhà cung cấp. Khi thí nghiệm bu long cần chú ý:

Thí nghiệm bu long hay bộ bu long?

Thí nghiệm bu long: ta sử dụng đai ốc có cấp bền cao hơn. Hoặc ít nhất cũng phải tương đương với cấp bền của bu long mới xác định được lực của bu long. Khi thí nghiệm thì bu long phải là một bị kéo đứt, hai là ren bu long bị phá hủy. Khi đó lực đo lớn nhất thu được khi kéo sẽ lấy để tính cấp bền cho bu long.

Nếu là thí nghiệm về bộ bu long:

Bọ bu long là toàn bộ các chi tiết lắp ghép với bu long (vòng đệm phẳng, đệm vênh, đai ốc). Khi thí nghiệm với cấp độ bền của bộ bu long thì các chi tiết vòng đệm sẽ được bỏ. Chỉ quan tâm đến bu long và đai ốc. Nếu trong thiết kế yêu cầu bộ bu long gồm 1 bulong+ 1 đai ốc thì sẽ thí nghiệm như yêu cầu.

TH2: yêu cầu thí nghiệm cần 1 bulong+ 2 đai ốc trở lên. Thì bạn xem trong thiết kế xem là bộ bulong đó được lắp ráp như thế nào? Nếu cả 2 đai ốc ở phía ngoài hoặc trên chi tiết lắp ghép thì ta chỉ thí nghiệm được 1 đai ốc mà thôi.

Mọi thí nghiệm về bulong phải lấy căn cứ là môt bản thiết kế hoặc yêu cầu kỹ thuật để nghiên cứu. Thì mới có kết quả chính xác. Vì khi thiết kế chúng đã được tính toán để lựa chọn ra được bulong có kích thước như thế nào? Có độ chịu tải là bao nhiêu và được lắp ráp như thế nào?

Vậy tại sao phải phân biệt ra như vậy?

– Khi sản xuất bulong thì có những quy trình nằm trong kiểm soát được. Đó là khi sản xuất bulong dạng hàng đen hoặc mạ điện phân. Nhưng cũng có quy trình không kiểm soát được cấp độ bền là khi bulong mang đi mạ nhúng nóng. Khi mạ nhúng nóng thì như một quá trình ram thép. Cơ tính của bulong và đai ốc đều bị thay đổi, độ cứng giảm xuống, cấp bền giảm xuống. Ngoài ra thì khi đai ốc khi mạ nhúng xong thì thường phải taro lại ren. Dẫn đến miền dung sai lắp ghép tăng lên làm giảm độ bền.

– Khi sản xuất bulong người ta quan tâm đến thiết kế và sản xuất theo yêu cầu kỹ thuật hơn. Không có nhà sản xuất nào làm cấp bền tăng hơn để cho chi phí sản xuất cao làm tăng giá thành.

5 bước tiến hành thi công cơ điện công trình xây dựng
Hướng dẫn uốn cong ống luồn dây điện
1
Chat với chúng tôi
Close My Cart
Recently Viewed Close
Close

Close
Categories