Cọc tiếp địa là gì? Báo giá cọc tiếp địa.

Thời tiết khí hậu ngày càng có nhiều các hiện tượng tiêu cực xảy ra hơn. Đảm bảo cho sự an toàn của con người được chú trọng hơn. Cọc tiếp địa được sử dụng phổ biến trong xã hội trong hệ thống thu sét cho căn hộ gia đình hoặc là cả chung cư. Vậy cọc tiếp địa là gì? Thiết kế và sử dụng chúng như thế nào? cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây để nắm rõ thông tin cần thiết nhất nhé.

Cọc tiếp địa là gì?

Khái niệm

Cọc tiếp địa là một thanh kim loại vót nhọn đầu để có thể cắm sâu xuống đất. Đầu còn lại sẽ được làm bằng phẳng để đóng búa tạ. Đầu cọc cũng có thể được làm ren để tiện cho việc nối 2 dây cọc với nhau.

Cọc tiếp đất còn được biết đến với tên điện cực đất (earth electrode). Theo TCVN 9358: 2012, thì chúng được định nghĩa là 1 vật dẫn hoặc 1 nhóm vật dẫn chôn dưới đất và tiếp xúc chặt chẽ với đất. Hình thành nên mối nối điện có hiệu quả với toàn khối đất.

Đây được xem như một bộ phận cốt lõi quan trọng nhất của hệ thống chống sét, giúp hệ thống chống sét hoạt động được và có hiệu quả.

cọc tiếp địa

Vai trò

Cọc tiếp địa trong hệ thống chống sét có vai trò khá quan trọng. Nó giúp phân tán nguồn năng lượng rất lớn từ sét xuống đất. Để bảo vệ tính mạng của con người và tránh gây hỏng hóc các thiết bị.

Phân loại cọc tiếp địa

Phân chia dựa trên chất liệu, bao gồm 3 loại:

  • bằng đồng
  • bằng thép mạ kẽm
  • bằng thép mạ đồng

Trong các loại kể trên thì cọc đồng nguyên chất được coi là loại tốt nhất. Vì tính dẫn điện của đồng là tốt hơn hết. Nhưng chi phí phải bỏ ra cho vật liệu này lại khá cao khó thi công do tính dẻo của đồng. Và còn dễ bị cong vênh khi di chuyển thi công.

Tiêu chuẩn kỹ thuật

Các tiêu chuẩn chung được quy định tại TCVN 9358:2012.

Cọc tiếp địa loại thanh kim loại tròn phải có đườn kính được quy định thiết kế. Nhưng phải lớn hơn 16mm trong mọi trường hợp với chất liệu và thép. Nếu điện cực kim loại không phải thép hoặc  điện cực có lớp bọc ngoài k phải thép hoặc sắt thì không được nhỏ hơn 12mm. Không sử dụng thanh thép gai hoặc  thanh cốt thép làm điện cực đất dạng cọc tròn.

Loại thép góc phải có chiều dày không nhỏ hơn 4mm. Được mạ kẽm nóng hoặc bảo vệ chống ăn mòn bằng các phương thức khác.

Loại ống kim loại phải có đường kính lớn hơn 19mm. và chiều dày ống tối thiểu phải là 2.45mm. Điện cực ống thép phải được mạ kẽm nóng hoặc bảo vệ chống ăn mòn.

Bảng đồng tiếp địa

Đây là thiết bị trung gian đứng giữa 2 hệ thống là thu sét và tản sét. Thiết kế là miếng đồng dẹt được đục sẵn lỗ một số lỗ sẽ được nối với thiết bi thu sét , còn lại sẽ nối với bãi tiếp địa.

Bảng đồng tiếp địa là vật đại diện tiến hành bảo trì và bảo dưỡng hệ thống tiếp địa. Hệ thống tiếp địa đạt chuẩn phải được duy trì ở mức điện trở suất yêu cầu. Ngay khi đóng cọc xong cần tiến hành đo đạc điện trở ngay tại bãi tiếp địa. tuy nhiên theo thời gian hoặc có thể là do thiết kế đổ bê tông tại bãi tiếp địa. Vì thế sau này ta có thể đo trực tiếp trên bảng đồng.

Báo giá cọc tiếp địa.

Báo giá cọc Ấn Độ – ACE

cọc tiếp địa ấn độ

Cọc tiếp địa ACE có 2 đường kính (đường kính 14.2 mm và 16mm).

Thoát sét tốt, bền trong mọi điều kiện môi trường, không bị oxy hóa hoặc han gỉ. Thiết kế có răng ren, nên có thể nối 2 cọc lại hoặc 3-4 cọc với nhau. Sử dụng thả giếng hoặc đóng cọc.

Xem thêm: Điện trở và các thông tin liên quan trong cơ điện.

Trên đây là các thông tin cơ bản cần năm rõ cho quý khách hàng khi cần thiết kế cọc tiếp địa cho căn hộ, ngôi nhà của mình. Hãy liên hệ ngay với Vật Tư hải Dương ngay hôm nay để nhận được tư vấn cũng như ưu đãi sớm nhất nhé.

Quy định lắp đặt ống luồn dây điện
Tìm hiểu tiêu chuẩn phân loại và các loại ren tiêu chuẩn
1
Chat với chúng tôi
Close My Cart
Recently Viewed Close
Close

Close
Categories