Hướng dẫn chọn dây dẫn điện sử dụng trong nhà

Bài viết này, vật tư Hải Dương sẽ hướng dẫn bạn đọc cách lựa chọn dây điện cho nhà ở. Cùng với đó là một vài lưu ý giúp bạn tiến hành lắp đặt hệ thống điện trong nhà dễ dàng và thuận lợi.

Xác định loại nguồn điện sử dụng

Có 4 loại nguồn điện hay được sử dụng như sau

– Nguồn điện 1 pha 2 dây

Đây là nguồn điện thông dụng nhất ở Việt Nam cho các hộ gia đình sử dụng. Nguồn 1 pha 2 dây gồm có 1 dây pha và 1 dây trung tính. Hay còn được gọi là 1 dây nóng và 1 dây lạnh

– Nguồn điện 1 pha 3 dây

Nguồn điện 1 pha 3 dây gồm có 1 dây pha 1 dây trung tính và 1 dây nối đất. Hay còn được gọi lần lượt  là dây nóng, dây nguội và dây bảo vệ. Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này bắt đầu áp dụng nhiều ở các tòa chung cư cao tầng, biệt thự, khách sạn. Đây là những nơi có sử dụng các máy móc thiết bị quan trọng hoặc các nhà ở cao cấp hơn.

– Nguồn điện 3 pha 4 dây

Loại nguồn điện này ít thường ít gặp. Nguồn điện 3 pha 4 dây gồm có 3 dây pha và 1 dây trung tính (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này ít gặp trong nhà ở, trừ khi chủ nhà có sử dụng thiết bị điện 3 pha.

– Nguồn điện 3 pha 5 dây (rất ít gặp)

Nguồn điện 3 pha 5 dây gồm có 3 dây pha, 1 dây trung tính và 1 dây nối đất bảo vệ (còn được gọi là 3 dây nóng, 1 dây nguội và 1 dây bảo vệ). Ở Việt Nam hiện nay nguồn điện này rất hiếm gặp trong nhà ở. Chủ nhà chỉ sử dụng khi dùng thiết bị 3 pha và có yêu cầu thêm về dây bảo vệ

Một số cách đi dây và loại dây tương ứng

– Đi dây nối

Dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Loại ống nhựa và nẹp nhựa này thường nhỏ do vậy số lượng dây trong ống ít. Số lượng dây sử dụng trong ống cần tính toán sao cho không quá chật. Nhằm thuận tiên cho việc thay thế, sửa chữa khi cần thiết. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi.

– Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn

Dây điện được luồn trong các ống thép luồn dây điện nếu đường đi thằng. Ống ruột gà lõi thép khi đường đi lắt léo, cần chuyển hướng. Hoặc bạn có thể sử dụng các loại ống trên bằng vật liệu nhựa để tiết kiệm chi phí hơn. Số lượng dây bạn cần phải xem xét. Tránh trường hợp nhồi nhét sẽ là trở ngại khi phải sửa chữa, thay thế khi có sự cố xảy ra. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho đi âm tường, âm trần, âm sàn.

– Đi dây ngầm

Đối với các công trình không dính liền với nhà, dây & cáp điện được luồn trong các ống nhựa cứng hoặc ống thép luồn dây điện chuyên dụng. Giúp chịu lực tác động, không thấm nước và được chôn ngầm dưới đất ở độ sâu khoảng 0,7mét. Trong trường đi dây này thường hay sử dụng loại ống thép để đạt hiệu quả bảo vệ dây điện tốt nhất. Các loại cáp có áo giáp thép hoặc được bọc kim loại thì có thể chôn trực tiếp trong đất mà không cần luồn trong ống.

Chọn dây điện cho nhà ở thích hợp

Theo thông lệ của ngành Điện lực Việt Nam, lựa chọn nguồn điện 1 pha 2 dây để trình bày cho mục đích nhà ở. Với hướng dẫn này thì chia hệ thống dây cho nhà ở ra làm 3 phần. Tương ứng với đó là đưa ra khuyến nghị loại dây sử dụng phù hợp như sau.

 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (Đoạn ngoài trời)

Đoạn dây dùng để nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà. Thông thường đoạn dây này sẽ nằm hoàn toàn ngoài trời. Ngoại trừ một số trường hợp (rất hiếm) gia đình sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này sẽ được chôn dưới đất. Đoạn dây này có những loại dây/cáp phù hợp sử dụng như sau.

  • Cáp Duplex ruột đồng, cách điện bằng nhựa PVC (Duplex Du-CV)
  • Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng. Ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng nhỏ được xoắn lại với Mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng nhựa PVC sau đó xoắn với nhau. Chịu tải điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
  • Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX)
  • Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng mỏng được xoắn lại với Mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

 Đoạn dây từ đầu nhà vào điện kế (Đoạn cáp điện kế)

Đoạn dây này bắt đầu nối từ đoạn dây ngoài trời đến điện kế (đồng hồ đo lượng điện tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này men theo bờ tường đi tới trong nhà. Đoạn dây này được khuyến nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây:

  • Cáp điện kế ruột đồng, vỏ được cách điện bằng nhựa PVC (ĐK-CVV). Điện áp chịu tải của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV.
  • Cáp điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV), cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV.

Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (Các dây dẫn trong nhà)

Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở trên đều do ngành Điện lực chọn mặc định và tiến hành lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Phần còn lại hầu hết là do chủ nhà tự quyết, lựa chọn loại dây dẫn trong nhà. Một số loại dây gia chủ có thể tham khảo sau đây.

Dây đơn cứng (VC)

Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, vỏ bọc cách điện là nhựa PVC. Điện áp chịu tải của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu.

Dây đơn mềm (VCm)

Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng nhỏ, mỏng được xoắn với nhau, có vỏ bọc cách điện bằng nhựa PVC. Điện áp của dây là 250V. Đồng hành còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC).

Dây đôi mềm dẹt (VCmd)

Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn. Ruột dẫn loại này gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau và được bọc cách điện PVC. Phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd

Dây đôi mềm xoắn (VCmx)         

Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Điện áp chịu tải của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không gây hại cho con người và môi trường.

 Dây đôi mềm tròn (VCmt)

Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Dây có điện áp chịu tải là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không gây hại cho con người và môi trường.

Dây đôi mềm ôvan (VCmo)

Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Dây có điện áp chịu tải là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không gây hại cho con người và môi trường.

Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA)

Là loại dây có ruột dẫn là 1 sợi bằng nhôm, được bọc cách điện PVC. Có mức tải điện áp là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không gây hại cho con người và môi trường.

Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV)

Là dây điện có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-CV), không gây hại cho con người và môi trường.

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV)

hướng dẫn lựa chọn dây điện cho nhà ở

Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp. Nếu có nhiều lõi thì số lượng ruột dẫn gồm 7 hoặc 19 sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC không chì (LF-CVV), không gây hại cho con người và môi trường.

Công suất chịu tải của các loại dây điện sử dụng cho nhà ở

Mức chịu tải của dây điện còn phụ thuộc vào tiết diện của ruột dẫn. Đối với chọn dây điện cho nhà ở, mời bạn đọc tham khảo bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/ cáp ở bảng dưới đây. Công suất chịu tải dưới đây phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C. Đồng thời đã tính toán đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho hộ gia đình.

Quy trình lựa chọn dây điện cho nhà ở

Tính toán và lựa chọn dây điện sử dụng trong nhà thực hiện theo quy trình như sau

  • Xác định loại nguồn điện gia đình bạn sử dụng
  • Tính tổng công suất các thiết bị điện sẽ sử dụng
  • Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở. Lựa chọn đoạn dây ngoài trời, đoạn cáp kế điện, lựa chọn dây cho từng nhánh và dây đến từng thiết bị tiêu thụ điện.

Các lưu ý cho hệ thống điện nhà ở

  • Nên chia nhỏ đường dây phân phối điện trong nhà thành nhiều nhánh. Nhằm thuận tiện cho việc  ngắt điện khi cần sửa chữa, thay thế.
  •  Các dây pha (dây nóng) sử dụng đồng màu. Tốt nhất là dùng màu đỏ, màu cam hoặc màu vàng. Khi có nhiều nhánh đi chung một tuyến mà kích cỡ giống nhau thì màu của từng nhánh nên khác nhau để dễ phân biệt.
  • Dây điện đi cho hệ thống nối đất nên có màu riêng biệt với tất cả các dây khác. Nên chọn dây màu xanh- sọc- vàng hoặc vàng- sọc- xanh.
  •  Khi luồn dây trong ống hoặc trong nẹp, phải chọn kích thước  sao cho dễ luồn, dễ rút.Tránh tình trạng nhồi nhét gây khó khăn trong quá trình rút dây ra sửa chữa.
  •  Không nên đi dây nơi ẩm thấp hoặc quá gần các nguồn nhiệt, hóa chất. Nhằm tránh trường hợp dây bị chập cháy nổ xảy ra.
  • Mối nối dây phải chặt, tiếp xúc tốt để không gây ra mô-ve nặc lửa khi mang tải.
  •  Không được nối trực tiếp ruột dẫn có chất liệu khác nhau. Ví dụ như không được nối ruột dẫn đồng và nhôm với nhau.
  • Đoạn dây đi trong ống không nên có mối nối.
  • Không nên đi dây âm trong nền của tầng trệt nếu nền không đảm bảo cố định với tường khi nền bị lún.
  • Không nên chọn dây điện sử dụng trong nhà có tiết diện nhỏ quá, Tối thiểu là 0.5mm2.
Biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công, sửa chữa điện.
Nhà phân phối ống thép luồn dây điện tại Hà nội
1
Chat với chúng tôi
Close My Cart
Recently Viewed Close
Close

Close
Categories