Hầu hết ai cũng sẽ biết đến công nghệ mạ kẽm dù là trong hay ngoài ngành cũng đã từng nghe qua. Tương tự như mạ kẽm, mạ crom là phương pháp xử lí bề mặt kim loại bằng cách phủ một lớp crom bên ngoài vật liệu. Đây là một công nghệ mạ khá tiên tiến và được ưa chuộng sử dụng trên thế giới.
Vậy mạ crom là gì? Nó có khác gì so với mạ kẽm. Đặc điểm và các ứng dụng thực tế trên các vật liệu như ty treo, bu long. Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp mạ này qua bài viết sau.
Mạ crom là gì?
Mạ crom là một phương pháp xử lý bề mặt bằng các phủ một lớp crom và các hóa chất xi mạ của crom. Từ đó tạo thành một lớp oxit crom phủ lên bề mặt của kim loại nhằm tăng khả năng chống mài mòn, tăng độ cứng cho bề mặt chi tiết sản phẩm mạ. Hoặc nhằm để tạo một lớp màng bôi trơn với mục đích tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Mạ crom không chỉ được áp dụng lên các vật liệu bằng kim loại. Mà người ta còn sử dụng phương pháp này lên nhiều chất liệu khác nhau như: mạ lên gỗ, thủy tinh, gốm, inox, nhựa,…. Nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả về thẩm mỹ cũng như cơ tính cho chất liệu mạ.
Ngày nay, phương pháp phổ biến nhất là: mạ crom cứng, mạ trang trí, mạ chi tiết máy.
Lớp mạ crom gần như là vô cùng bền trong mọi môi trường, ngay cả với các môi trường khắc nghiêt như: môi trường axit hay môi trường kiềm.
Đặc điểm
Trong quá trình mạ crom lên chi tiết mạ, sẽ sử dụng một loại hóa chất xi mạ đặc biệt được tạo thành từ dung dịch axit cromic và phụ gia là H2SO4. Các chất được sử dụng theo một tỷ lệ nhất định hoặc sử dụng dung dịch tự điều chỉnh.
Các lớp phủ phải đảm bảo việc lớp mạ crom cứng luôn nằm ngoài cùng để đảm bảo tăng cường độ cứng cho bề mặt chi tiết. Loại lớp phủ xi mạ cứng thường được định hình bởi nhiều lớp mạ chồng lên nhau. Các lớp này từ dung dịch như: Ni-Cr, Cu-Ni-Cr,… Các lớp mạ bên dưới lớp Crom ngoài tính năng giữ tính thẩm mỹ thì chúng có nhiệm vụ chính là tăng cường thêm khả năng bảo vệ và chống ăn mòn sản phẩm.
Các lớp mạ crom thường sẽ có độ dày giao động từ: 10µm – 1000 µm. Lớp mạ cứng này có khả năng bám dính cực cao trên bề mặt chi tiết máy và cũng có tính thẩm mỹ nhất.
Quy trình mạ crom một lớp:
Bước 1: Chi tiết mạ được mài bóng:
Để chi tiết mạ đạt được độ bóng cao nhất tạo nền cho lớp mạ crom bền nhất. Các chi tiết mạ trước khi được đem đi mạ thì sẽ được đem đi mà và đánh bóng cơ học hoặc làm nhẵn bằng hóa chất.
Bước 2: Làm sạch chi tiết mạ:
Các chi tiết mạ sau khi được mài nhẵn cần được làm sạch các loại dầu mỡ hay bụi bẩn còn bám dính trên bề mặt. Kỹ thuật làm sạch bằng dung dịch tẩy dầu chuyên dụng.
Bước 3: Công đoạn mạ:
– Bắt gá cho chi tiết cần mạ.
– Ngâm chi tiết trong bể mạ và điều chỉnh nhiệt độ của chi tiết mạ bằng nhiệt độ của dung dich trong bể.
– Tiến hành tiếp điện cho cực âm (-) vào chi tiết mạ và tiếp điện cực dương (+) vào cathode (thường sẽ sử dụng kim loại chì) của bể mạ.
Tiến hành căn chỉnh chế độ dòng điện và thời gian tương ứng để có độ dày lớp mạ như mong muốn.
Tiêu chuẩn mạ
Một lớp mạ crom được coi là đạt tiêu chuẩn khi thỏa mãn được các tiêu chí sau:
Lớp mạ sáng bóng, min và không bị khô rộp hay bong tróc, bắt cháy.
Khi tác động lực vào bằng các thiết bị vật liệu sắc nhọn, như dao hay chà mạnh thì lớp crom không bị trầy xước hay bong tróc. Đảm bảo có độ bám dính chắc chắn nhất lên trên bề mặt vật liệu.
Phương pháp mạ crom
Trong linh vực công nghiệp ngày nay, phương pháp mạ crom được sử dụng rất nhiều. Để phục hồi các vật liệu kim loại, các chi tiết máy,… bị oxi hóa, gỉ set sau một thời gian sử dụng hoặc do không bảo quản tốt.
Các lớp mạ dày trung bình từ 800 µm và độ cứng trung bình là 70 HRC. Sẽ giúp bề mặt chi tiết mạ có lớp ngoài như mới và bền hơn. Các chi tiết sau khi mạ có thể sáng hơn, chống trầy xước, chống hao mòn. Mà chi phí phải bỏ ra và thời gian cần thiết được tiết kiệm một cách tối đa.
Phương pháp này được coi là khá phổ biến trong ngành công nghiệp mạ oto, mạ chi tiết máy, dụng cụ y tế, phụ tùng xe, máy móc,… Các vật liệu thiết bị được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Như: sắt, đồng, inox hay nhôm đều có thể sử dụng phương pháp mạ này.
Trên đây là các thông tin cơ bản về phương pháp mạ crom. Tương tự như mạ kẽm nhúng nóng và mạ kẽm điện phân. Chúng đều có tác dụng khá ưu việt trong bảo vệ chi tiết vật liệu. Hi vọng thông tin chúng tôi đem lại sẽ giúp ích được phần nào cho quý khách hàng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi – Vật Tư Hải Dương ngay hôm nay để có được tư vấn và ưu đãi sớm nhất nhé