Hiện nay công nghiệp đô thị phát triển mạnh mẽ. Các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng được phê chuẩn thi công rất nhiều để đáp ứng nhu cầu sử dụng của con người. Vậy quá trình thi công cơ điện được tiến hành như thế nào là đúng tiêu chuẩn? Qua bài viết này Vật Tư Hải Dương sẽ giới thiệu sơ lược 5 bước tiến hành thi công cơ điện công trình xây dựng.
Quy trình này được áp dụng chung cho việc thi công hệ thống điện nhà xưởng, tòa nhà, khách sạn, hoặc các công tình xây dựng dân dụng khác.
Khái quát về hệ thống điện công trình:
Trong các công trình xây dựng, thi công cơ điện. Hệ thống điện có thể chiếm tới 30- 50% tổng khối lượng công việc. Có nhiều dự án phần điện có thể lớn hơn lên tới 80%. Trong các công trình hệ thống điện thường được chia làm 2 phần: điện nặng và điện nhẹ.
Hệ thống điện nặng:
- Trạm biến áp – Tụ bù công suất.
- ATS – Máy phát điện – UPS
- Trunking – Tray cable – Ladder cable
- Tủ điện động lực – Điều khiển
- Dây điện – CB – Contactor
- Máy bơm nước – Ống nước
- Hệ thống chiếu sáng
- Hệ thống chống sét
Hệ thống điện nhẹ
- Hệ thống hạ tầng viễn thông tòa nhà
- Hệ thống cáp mạng máy tính, cáp điện thoại, tổng đài điện thoại
- Hệ thống truyền hình trung tâm CATV
- Hệ thống camera an ninh CCTV
- Hệ thống điện thoại gọi cửa – Đóng mở khóa bằng thẻ từ
- Hệ thống phát thanhh công cộng
- Hệ thống kiểm soát xe ra vào
- Hệ thống quản lí tòa nhà
Trình tự tổ chức thi công, lắp đặt điện công trình.
Hệ thống điện có thể hiểu là toàn bộ quá trình thực hiện nhằm đưa điện năng tới các thiết bị phụ tải và tiêu thụ điện. Để quá trình lắp đặt, thi công cơ điện diễn ra an toàn, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của hệ thống công trình thường sẽ trải qua đủ 5 bước sau:
- Lắp đặt ống bảo vệ
- Lắp đặt cáp điện
- Lắp đặt tủ điện, bảng điện
- Lắp đặt các thiết bị điện
- Các công tác đấu nối và kiểm tra, nghiệm thu đấu điện và vận hành.
Lắp đặt ống bảo vệ:
Mục đích là để đảm bảo tình trang tốt nhất cho hệ thống dây cáp, ống ngầm dưới đất, ống ga thoát nước máy lạnh. Có thể sử dụng ống bảo vệ loại: nhựa dẻo, inox hoặc loại khác nhưng chịu được nhiệt và lực va chạm cơ khí. Đồng thời còn có thể uốn được dễ dàng. Hệ thống dây điện hoặc dây cáp có thể đi âm tường. Những vị trí có tầng kỹ thuật hoặc ống đi trên sàn kỹ thuật thường được đặt nổi.
Các ống đi âm tường được tiến hành thi công sau khi công nhân xây dựng đã lắp đặt xong lớp sắt sàn. Với khu vực có 1 lớp sắt sàn thì ống dẫn sẽ được đặt bên trên. Còn ở những khu vực có hai lớp sắt thì các ống dẫn sẽ được đặt giữa 2 lớp đó. Với những vị trí ngã rẽ các ống sẽ được uốn cong bằng lò xo. Với bán kính từ 6-9 lần đường kính ống để thuận lợi cho việc sửa chữa và bảo vệ hệ thống dây sau này.
Các đầu ống khi chưa được kéo dây cần bọc kín tránh vật lạ thâm nhập và gây khó khăn cho thi công. Những vị trí của ống ngầm cần được cắt và nối thì tất cả các đầu sẽ được làm trơn trước khi nối. Tránh tình trạng xước dây khi luồn vào ống.
Các ống đi âm tường sẽ được thi công sau 5 ngày kể từ ngày tường được hoàn thiện. Để đảm bảo độ cứng của tường sẽ không bị rạn nứt trong quá trình đục tường. Giữa hai khớp nối sẽ được để ra một khoảng không ngắn hơn 50 mm so với khoảng giữa ống và 25 mm ở đoạn cuối ống.
Ống đi âm tường theo phương thẳng đứng hoặc song song có điểm cuối ống là nơi giao với hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn. Sẽ được cố định bằng khớp nối vặn. Các hộp đèn đặt âm trong sàn bê tông sẽ được phủ kín. Bằng cách nhét giấy hoặc xốp và quấn băng keo trước khi cố định vào ván khuôn. Để tránh hồ bê tông có thể lọt vào. Các ống nối vào được uốn sao cho cách lớp ván khuôn 1 khoảng tầm 7 mm. Tạo không gian cho sự giãn nở của trần sau này.
Ống chạy nổi trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật được cố định bằng kẹp ống treo. Và khoảng cách giữa các kẹp nhỏ hơn hoặc 1200 mm. Các vít và tắc kê sẽ được dùng để gắn các kẹp ống lớn và các lỗ khoan được khoan bằng khoan điện.
Ống cân nước sẽ được sử dụng để xác định độ cao các hộp. Và thước nivo đảm bảo các hộp khi được lắp đặt sẽ không bị nghiêng hay lệch.
Lắp đặt cáp điện
Cáp điện trong thi công hệ thống dây điện được thực hiện sau công đoạn lắp đặt hệ thống bảo vệ. Việc kéo dây sẽ được tiến hành bởi người có kinh nghiệm. Để đảm bảo hệ thống dây được lắp đặt đơn giản, thuận lợi nhất cho việc sửa chữa và bảo dưỡng sau này. Số lượng dây trong ống được tính toán sao cho không quá 40% tiết diện ống dẫn. Đảm bảo khả năng có thể luồn thêm dây hoặc sửa chữa. Các dây, cáp điện sẽ được phân theo màu dây sao cho phù hợp và logic nhất. Các dây còn được phân chia pha theo khu vực đúng bản vẽ thiết đã thiết kế. Các đầu dây sẽ được đánh dấu thứ tự trong tủ phân phối điện để có thể sửa chữa khoanh vùng phạm vi nhỏ nhất nếu có sự cố xảy ra.
Cống cáp ngầm sẽ được đặt ở độ sâu ít nhất là 800mm. Với những vị trí qua đường hoặc có phương tiện giao thông qua lại sẽ được luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ. Mật độ dây cáo đi trong ống và máng đảm bảo không lớn hơn 40% nhằm độ tản nhiệt của dây là tốt nhất.
Lắp đặt tủ điện
Tủ điện có loại có bệ đỡ và loại gắn tường. Việc lắp đặt tủ điện sẽ kết hợp cùng với các công tắc xây dựng. Thanh sắt và tắc kê sẽ được định vị trước khi tường hoàn thiện. Để việc lắp đặt tủ sau này được thuận lợi và chính xác.
Trong các tủ sẽ gắn các bảng tên của nhánh chia ra, thuận tiện cho công việc kiểm tra, vận hành sau này. Tủ điện sẽ được chế tạo và lắp đặt theo đúng quy định tiêu chuẩn chất lượng thi công.
Từ vị trí lắp đặt tủ phân phối chính ra đến vị trí cọc tiếp đất sẽ được trải đều dây tiếp địa cho tủ điện. Hệ thống cọc tiếp đất sẽ được tiến hành ngay sau khi nền được hoàn thành. Cọc được đóng đủ số lượng sẽ tiến hành đo điện trở đất.
Lắp đặt thiết bị điện
Các thiết bị đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm được lắp đặt sau khi kéo dây và hoàn hiện. Các vị trí đèn âm tường được xác định vị trí trước đó. Máng đèn âm tràn, âm sàn sẽ được thiết kế và gia công đảm bảo độ tỏa nhiệt của đèn khi hoạt động.
Các đầu dây điện nối với công tắc được tuốt vỏ ấn vào công tắc, ổ cắm và domino. Với phần dây được tuốt nằm gọn trong lỗ đấu dây, không hở. Phần dây được tuốt không được quá ngắn để tiếp xúc được tốt nhất. Cân nivo sẽ được sử dụng trong quá trình lắp đặt các công tắc ổ cắm để đảm bảo ngay ngắn và tính thẩm mỹ.
Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu:
Đây là công việc cuối cùng trong các bước tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống điện. Tuy có tính chất là hoàn thiện sản phẩm nhưng là bước đòi hỏi sự tỷ mỉ tối đa nhất. Bất cứ sai sót trong quá trình kiểm tra nghiệm thu đều có thể dẫn đến những thiệt hại không đáng kể về vật chất thậm chí là con người.
Trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị sẽ tiến hành bấm đầu ruột cáp. Ngoại trừ trường hợp kết cấu điểm nối tại thiết bị công suất nhỏ không cần sử dụng đấu cốt.
Kiểm tra sơ đồ nối, điện thế sử dụng từ cataloge hoặc trên nhãn thiết bị trước khi đấu nối.
Gắn nhãn mã số thiết bị cho các hộp nối, đèn chiếu sáng, máy lạnh, quạt, cần đèn và trụ đèn. Nhằm tạo sự thuận lợi nhất cho công tác quản lý bảo dưỡng sau này.
Trên đây là các bước cơ bản để tiến hành thi công lắp đặt hệ thống điện công trình. Các nội dung của yêu cầu chi tiết hơn sẽ được quy định và nêu rõ trong từng nhu cầu, hợp đồng thi công khác nhau. Hi vọng bào viết đã đem đến cho quý khách hàng được lượng thông tin cần thiết cho mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn thiết kế, thi công. Hãy liên hệ với Vật Tư Hải Dương ngay hôm nay để nhận được hỗ trợ sớm nhất nhé.
Xem thêm: Lựa chọn ống thép luồn dây điện và phụ kiện phù hợp.