Tìm hiểu ký hiệu mối hàn thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật

Trước khi thực hiện thi công cơ khí, người ta thường biểu thị các vật thể sử dụng trong thi công (như ống thép luồn dây điện, thanh chống đa năng, thanh ty ren,..). Biểu thị phương pháp thi công như hàn, nối lắp ghép các chi tiết bằng bản vẽ kỹ thuật . Để đọc được bản vẽ kỹ thuật trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các ký hiệu mối hàn trong bản vẽ. Cùng vật tư Hải Dương tìm hiểu các kí hiệu mối hàn trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật trong thể hiện mối hàn

Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu phác thảo các hình biểu diễn của vật thể và những thông số kỹ thuật cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra vật thể.

quy cách biểu diễn mối hàn trong hệ ISO và TCVN

Trong một bản vẽ kỹ thuật, các mối hàn, góc hàn, kiểu hàn thường được biểu thị bởi các ký hiệu riêng biệt để người thợ cơ khí đọc hiểu để có cái nhìn tổng quan trước khi bắt tay vào thực hiện thi công.

Bên cạnh đó, bản vẽ kỹ thuật còn cho người thợ có thể biết được vật liệu mình sắp thi công là loại vật liệu gì? (Là sắt, nhôm, thép,..). Mỗi loại vật liệu có độ dày mỏng khác nhau. Là cơ sở để người thợ biết nên sử dụng phương pháp hàn nào cho phù hợp.

Quy ước ký hiệu các mối hàn trên bản vẽ

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), các mối hàn trên bản vẽ được quy ước và biểu diễn như sau:

– Mối hàn nhìn thấy được biểu diễn bằng nét liền.

– Mối hàn không nhìn thấy được được biểu diễn bằng nét vẽ đứt.

– Điểm nhìn thấy được, được biểu diễn bằng dấu “+”, dấu này được biểu thị bằng nét liền

 

– Quy ước để chỉ mối hàn hay điểm hàn là dùng một đường dóng và nét gạch ngang lên đường dóng. Nét gạch ngang này được kẻ song song với đường băng của bản vẽ. Điểm cuối của đường dóng là một nửa mũi tên chỉ đến vị trí của mối hàn.

– Quy ước biểu thị mối hàn nhiều lớp là dùng các đường viền riêng và các chữ số la mã để chỉ thứ tự lớp hàn.

– Đối với các mối hàn không theo TCVN, do người thiết kế quy định thì cần phải chỉ dẫn kích thước các phân tử kết cấu chung trên bản vẽ.

– Giới hạn của mối hàn được ký hiệu bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn thì được biểu diễn bằng nét liền mảnh.

Trong lĩnh vực cơ khí, việc hàn, nối ghép là điều không thể tránh khỏi trong thi công thực tế.

Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn

 

Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn

 

Ký hiệu của phương pháp hàn, dạng hàn cơ bản nhất và kiểu liên kết hàn thường dùng nhất được ký hiệu như sau:

T: Hàn hồ quang tay Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước
B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép

Trong đó:

Đ. Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước

+ Đ1. Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.

+ Đđ1. Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.

+ Đđ. Hàn tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.

+ Đh. Hàn tự động dưới thuốc có hàn đính trước.

+ Đbv. Hàn tự động trong môi trường khí bảo vệ.

B. Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước

+ Bt. Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.

+ Bđt. Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.

+ Bđ. Hàn bán tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.

+ Bh. Hàn bán tự động dưới thuốc có hàn đính trước

+ Bbv. Hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ.

Xđ. Hàn điện xỉ bằng điện cực dây

+ Xt : Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm.

+ Xtđ : Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm dây liên hợp.

Quy ước ký hiệu phụ của mối hàn

Tham khảo ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn của một số nước khác

Ở một số quốc gia, họ xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau cho mối hàn. Cùng tham khảo qua tiêu chuẩn của một số quốc gia nổi tiếng về ngành công nghiệp như:

Ký hiệu theo tiêu chuẩn Anh BS.4871

– Tiêu chuẩn của Anh kí hiệu mối hàn theo tư thế như sau:

+ Hàn sấp: ký hiệu là D

+ Hàn ngang: ký hiệu là X

+ Hàn đứng từ dưới lên: ký hiệu là Vu

+ Tư thế hàn D: Mối hàn 1G, 1F

+ Tư thế hàn X: Mối hàn 2G, 2F

+ Tư thế hàn O: Mối hàn 4G, 4F

Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Đức DIN 1912

– Hàn ngang tư thế sấp được ký hiệu là PB(h)

– Hàn ngang tư thế đứng là PC(q)

– Hàn trần  PE(u)

– Hàn đứng từ dưới lên PF(s)

– Hàn đứng từ trên xuống PG(f)

Trên đây là một số quy ước về ký hiệu mối hàn thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật. Hi vọng những thông tin trong bài viết hữu ích cho bạn đọc.

Xem thêm Quy trình hàn ống thép

 

Guzong – Stub Bolt là gì?
Hộp nối dây điện ngoài trời
1
Chat với chúng tôi
Close My Cart
Recently Viewed Close
Close

Close
Categories