Ngành công nghiệp xi mạ kẽm là một lĩnh vực rất phát triển hiện nay. Bằng các kỹ thuật khác nhau dựa trên các đặc điểm của từng loại vật liệu, sản phẩm được phủ mạ kẽm (ví dụ như: thanh ty ren, bu lông) mà lớp mạ kẽm được phủ trên vật liệu nền có thể làm tăng khả năng chống mài mòn, độ bền, độ cứng hay tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Để kiểm tra chất lượng lớp mạ kẽm có đạt chuẩn hay không, ta dựa theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4392:1986. Về các phương pháp kiểm tra lớp mạ ở trên kim loại, áp dụng cho lớp mạ trang trí và chống ăn mòn tạo ra từ phương pháp điện hóa.
Theo đó, bài viết sau đây sẽ chia sẻ các phương pháp giúp bạn kiểm tra chất lượng lớp mạ kẽm ống thép đường dây điện có đạt chuẩn hay không.
1. Kiểm tra bề mặt của lớp mạ
Kiểm tra bề mặt lớp mạ là một phương pháp đơn giản dễ thực hiện, có thể quan sát bằng mắt thường để kiểm tra hình dạng bên ngoài của lớp mạ . Để đảm bảo sản phẩm mạ đạt chất lượng thì có thể dùng các loại dụng cụ chuyên dùng hay so sánh với mẫu chuẩn.
Lớp mạ đạt chất lượng là lớp mạ không có các vết tẩy đi và mạ lại hoặc lớp mạ hỏng và bị đánh bóng. Lớp mạ cần có bề mặt bóng đẹp, màu sắc đạt chuẩn và bề mặt không có tác điểm châm kim, rỗ.
2. Kiểm tra độ dày của lớp mạ
Độ dày lớp mạ cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng của các vật liệu được mạ.
Hiện nay có 2 phương pháp kiểm tra độ dày lớp mạ như sau:
2.1 Phương pháp hóa học:
Có nhiều cách để kiểm tra độ dày lớp mạ theo phương pháp hóa học. Trong đó một số cách được quy định cụ thể là: Phương pháp phun tia, nhỏ giọt, hòa tan
– Phun tia là phương pháp thực hiện dựa vào cơ sở hòa tan lớp mạ bằng dung dịch thử phun tia dại một điểm trên bề mặt sản phẩm mạ với cùng tốc độ phun tia. Chiều dày lớp mạ được tính bằng thời gian hòa tan lớp mạ và có thể quan sát bằng mắt được.
– Nhỏ giọt là phương pháp thực hiện dựa vào việc hòa tan lớp mạ bằng cách nhỏ giọt dung dịch thử tại cùng một điểm ở trên bề mặt lớp mạ và được giữ trong khoảng thời gian nhất định. Chiều dày lớp mạ được tính bằng số giọt để hòa tan lớp mạ.
– Hòa tan là phương thức thực hiện dựa vào cơ sở hòa tan lớp mạ trong dung dịch không tác dụng đối với kim loại nền hay kim loại lớp dưới của chi tiết. Chiều dày lớp mạ được tính bằng khối lượng kim loại hòa tan, sau đó tính bằng hai phương pháp: Phân tích hóa dung dịch hòa tan lớp mạ hoặc Cân chi tiết trước và sau khi hòa tan lớp mạ
2.2 Phương pháp vật lý:
Đây là cách đo trọng lượng hoặc phương pháp đo trên máy.
– Phương pháp vật lý không phá hủy mẫu
Để kiểm tra độ dày lớp mạ kẽm bằng phương pháp này. Ta có thể thực hiện bằng các phương pháp sau:
– Phương pháp tia ion hóa: Thực hiện dựa trên cường độ phản xạ của tia bức xạ. Phụ thuộc chiều dày lớp mạ.
– Phương pháp dòng xoáy: Dựa trên việc đo sự tương tác giữa điện trường riêng của cuộn cảm. Đo với điện từ trường đo cuộn cảm này gây ra trong vật liệu nền có lớp mạ.
– Phương pháp nhiệt điện: Dựa trên sự thay đổi thế nhiệt điện. Phụ thuộc vào chiều dày của lớp mạ. Dưới sự tác dụng của nhiệt độ, thế nhiệt này xuất hiện giữa kim loại nền và kim loại mạ. Khi hai kim loại này khác nhau về khối lượng cũng như khả năng dẫn điện.
– Phương pháp vật lý phá hủy mẫu
Có hai phương pháp vật lý phá hủy mẫu để có thể kiểm tra được độ dày của lớp mạ kẽm. Đó là phương pháp kim tương và phương pháp khối lượng.
– Phương pháp kim tương
Là phương pháp được áp dụng giúp đo chiều dày cục bộ của lớp mạ điện hóa với chiều dày tối thiểu 2mm. Dựa trên việc xác định chiều dày. Lớp mạ bằng kính hiển vi kim tương trên mẫu soi được cắt vuông góc bề mặt chi tiết mạ.
– Phương pháp khối lượng
Là phương pháp chỉ có thể sử dụng để kiểm tra chiều dày trung bình của lớp mạ điện hóa trên chi tiết có khối lượng không lớn hơn 200g.
3. Kiểm tra độ bền ăn mòn của lớp mạ
Bạn có thể kiểm tra độ bền ăn mòn của lớp mạ bằng cách để sản phẩm ngoài trời. Sau đó thí nghiệm tăng tốc độ ăn mòn. Để thực hiện phương pháp tăng tốc ăn mòn sẽ thực hiện theo một số cách sau. Phun muối trung tính, phun nước muối có muối đồng và axit axetic, phun nước muối có axit axrtic, …
Sau đó căn cứ vào tiêu chuẩn để bạn có thể đánh giá độ dày lớp mạ như thế nào. Tuy nhiên, phương pháp này tốn khá là nhiều thời gian.
4. Kiểm tra độ xốp của lớp mạ
Trước khi đem kiểm tra lớp xốp mạ thì ống thép cần phải được tẩy sạch. Dùng nước cất để rửa sạch và để khô. Tiếp theo là dán giấy lọc có thấm dung dịch lên bề mặt chi tiết mạ. Sau đó rửa sạch các thành phần dung dịch và để khô trên tấm thủy tinh sạch.
Bạn có thể làm hiện lỗ xốp ở trên sản phẩm bằng cách nhỏ giọt vào giấy lọc K3Fe(CN) 64%. Nếu có lỗ xốp trên nền chi tiết mạ bằng sắt thì giấy lọc sẽ xuất hiện màu xanh. Nếu trên nền đồng và hợp kim đồng thì bạn sẽ thấy giấy lọc xuất hiện màu nâu đỏ.
5. Kiểm tra độ bám chắc của lớp mạ
Ống thép luồn dây điện mạ kẽm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Khi lớp hóa chất xi mạ được bám chắc vào các chi tiết của sản phẩm. Không bị bong tróc hay bị phai màu trong quá trình sử dụng. Khả năng bám của lớp xi mạ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhauh. Ví dụ như: thành phần dung dịch mạ, hệ số giãn nở nhiệt giữa kim loại và lớp mạ, chế độ làm việc .
Để kiểm tra, bạn có thể dựa vào sự khác nhau của tính năng cơ khí vật lí của lớp mạ và kim loại nền. Có nghĩa là bạn có thể cho sản phẩm có lớp mạ chịu tác động trực tiếp của điều kiện ngoại lực, nhiệt độ. Sau đó quan sát sự biến dạng, thay đổi của sản phẩm như thế nào.
Trên đây là các phương pháp kiểm tra chất lượng lớp mạ kẽm trên bề mặt kim loại mà Vật tư Hải Dương sưu tầm được. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để kiểm tra các sản phẩm ống thép mạ kẽm một cách tốt nhất.